Nghệ thuật biếu diễn

Ba lê, nghệ thuật múa và sân khấu Đan Mạch đều đạt trình độ quốc tế, đăc biệt  nhà hát  Balê Hoàng gia Đan Mạch không chỉ được biết đến trong nước mà còn cả ngoài nước thông qua các hoạt động lưu diễn khắp thế giới.

Nhà hát Balê Hoàng gia Đan Mạch nổi tiếng trên thế giới chủ yếu nhờ vào các tác phẩm của August Bournonville (1805-1879), những tác phẩm của ông được Nhà hát lưu diễn nhiều nơi trên thế giới và cũng được nhiều đoàn kịch nước ngoài đưa vào chương trình biểu diễn của họ.

Tuy nhiên balê Đan Mạch cũng đã đào tạo ra rất nhiều các diễn viên múa và biên đạo múa nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, và một vài người trong số họ đã tạo dựng được tên tuổi cho chính mình không chỉ ở Đan Mạch.

Nghệ thuật Múa
Khoảng một thời gian dài, múa hầu như chỉ xuất hiện trong chương trình biểu diễn của Nhà hát Hoàng Gia. Từ năm 1844 Nhà hát Kịch câm trong khu vui chơi giải trí Tivoli đã xây dựng một loại hình kịch câm có nguồn gốc từ hài kịch ứng tác của Ý kết hợp với truyền thống balê Đan Mạch.

Múa đương đại du nhập vào Đan Mạch khá muộn. Vào cuối thập niên 1960, một vài đoàn nghệ thuật nhỏ được truyền cảm hứng từ các nghệ sĩ Mỹ đương đại bắt đầu thử nghiệm với múa. Năm 1992 Trường Múa Quốc Gia Đan Mạch bắt đầu các khoá đào tạo chính qui về múa đương đại. Vào năm 1993 tại Copenhagen có một địa điểm dành riêng cho múa đương đại, với tên gọi Dansescenen.

Sân khấu
Với chỉ khoảng 6 triệu người nói tiếng Đan Mạch trên khắp thế giới và ngôn ngữ trở thành một rào cản hiển nhiên, nghệ thuật sân khấu Đan Mạch chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên các tiết mục luôn có sự kết hợp của kịch Đan Mạch và các vở kịch nước ngoài (với nội dung biểu diễn được dịch sang tiếng Đan Mạch) và đôi khi các vở kịch Đan Mạch cũng thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế.

Vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20 Đan Mạch đã nhận ra rằng đổi mới trong nghệ thuật sân khấu là cần thiết, vì cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đã làm cho lượng khán giả ngày càng giảm sút. Từ đó, nghệ thuật sân khấu Đan Mạch đã cố gắng tự mình thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, ví dụ như bằng việc đầu tư cho các nhà soạn kịch trẻ Đan Mạch, những người đã góp phần biến sân khấu thành nơi đề cao sự phản ảnh và phê bình của cá nhân, và do đó đem lại độ chân thực mới mẻ cũng như sức sống mới cho nghệ thuật kịch Đan Mạch.

Một số lượng đáng ngạc nhiên các nhà viết kịch và các nhà sản xuất năng động đã xuất hiện, đôi khi có những người vừa là nhà viết kịch và là nhà sản xuất như Astrid Saalbach (sinh năm.1955), Peter Asmussen (sinh năm.1957), Peter Langdal (sinh năm.1957), Staffan Valdemar Holm (sinh năm.1958), Nikolaj Cederholm (sinh năm.1963), Morti Vizki (sinh năm.1963), Lars Kaalund (sinh năm.1964), Henrik Sartou (sinh năm.1964) và Line Knutzon (sinh năm.1965).