Chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra (POSCIS)


Từ năm 2006 đến năm 2014, Đan Mạch đã hỗ trợ tăng cường hệ thống thanh tra tại Việt Nam thông qua “Chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra (POSCIS)”. Chương trình do Thụy Điển, Hà Lan, Canada và Đan Mạch đồng tài trợ; Na Uy cũng đóng góp vào giai đoạn đầu của chương trình. Chương trình đã kết thúc, tuy nhiên các chính sách chống tham nhũng vẫn đang được áp dụng.

Chương trình nhằm mục tiêu xây dựng ngành Thanh tra trong sạch, vững mạnh, từng bước chuyên nghiệp, hiện đại và có đủ năng lực thực hiện thành công các nhiệm vụ trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể, chương trình hướng đến xây dựng năng lực cho ngành Thanh tra nhằm tăng cường khả năng phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, phòng chống tham nhũng và xử lý khiếu nại, tố cáo. Thanh tra Chính phủ là đối tác chính và chịu trách nhiệm điều phối chương trình quy mô lớn và phức tạp này. Các đối tác khác bao gồm cơ quan thanh tra của 4 bộ được chọn (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công an) và cơ quan thanh tra của 5 tỉnh thành (Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra tỉnh Bình Dương, Thanh tra tỉnh Kiên Giang, Thanh tra tỉnh Khánh Hoà và Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh). Bên cạnh vai trò điều phối, Thanh tra Chính phủ cũng có những hoạt động riêng và do đó chương trình có tổng cộng 10 tiểu dự án với từng đối tác nêu trên.

Chương trình gặp khó khăn khi bắt đầu và phải mất tới 3 năm cho giai đoạn khởi động cho đến tháng 10 năm 2009 mới bắt đầu giai đoạn triển khai. Tổng ngân sách của chương trình dành cho 5 năm triển khai (từ tháng 10 năm 2009 dến tháng 9 năm 2014) là 13.227.006 đô la Mỹ, trong đó Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan và Canada tài trợ 11.760.281 đô la Mỹ và Chính phủ Việt Nam tài trợ phần còn lại là 1.466.725 đô la Mỹ (tương ứng với 12% tổng ngân sách). Phía Đan Mạch đóng góp tổng cộng 15 triệu Kuron cho giai đoạn khởi động và triển khai chương trình.

Đan Mạch và Canada chia sẻ trách nhiệm của nhà tài trợ chính, đại diện cho các nhà tài trợ trong các cuộc đối thoại với Thanh tra Chính phủ và các đối tác khác. Trước đó, Thụy Điển là nhà tài trợ chính từ đầu chương trình cho đến cuối năm 2013 khi quốc gia này kết thúc chương trình Hợp tác phát triển song phương của mình. 

Chương trình kết thúc vào tháng 9 năm 2014.
 
 

LIÊN HỆ

Cô Chu Thị Trung Hậu
Cán bộ quản lý Chương trình
Email: [email protected]