HỢP TÁC NGHIÊN CỨU
Chương trình hợp tác nghiên cứu thí điểm
Năm 2008 Chương trình hợp tác thí điểm trong thời gian 3 năm giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và Đan Mạch được khởi xướng.
Với chủ đề tập trung vào biến đổi khí hậu, bao gồm ứng dụng công nghệ, mục đích của chương trình là nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu tại Việt Nam.Chương trình sẽ đưa vào thử nghiệm cách tiếp cận mới, thay phương pháp truyền thống là các viện nghiên cứu của Đan Mạch là cơ quan xác định chủ đề và lựa chọn đối tác thì nay các cơ quan Việt Nam sẽ là cơ quan chủ quản và chịu trách nhiệm xác định các đối tác Đan Mạch có liên quan. Vì vậy, các nhà nghiên cứu Việt Nam được lựa chọn dựa trên các hồ sơ đề xuất ý tưởng được các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá.Những nhà nghiên cứu Việt Nam được lựa chọn sẽ đến Đan Mạch để xác định đối tác Đan Mạch có liên quan cho những dự án của họ.
Tổng ngân sách cho chương trình thí điểm trong 3 năm này là 30 triệu Curon Đan Mạch (khoảng 6 triệu USD).Ngân sách mỗi năm là 10 triệu Curon Đan Mạch (khoảng 2 triệu USD) được cấp cho hai hoặc 3 dự án.
Cho đến nay 6 dự án đã được lựa chọn:
- Viện Địa Lý tại Hà Nội hợp tác với Viện Địa Lý/Trường Đại học Roskilde, Viện Y tế/Trường Đại học Cophenhagen và Tổ chức Điều tra Địa chất của Đan Mạch và Greenland được tài trợ 4.400.000 Curon Đan Mạch cho dự án “Đánh giá Các Xu hướng Tác động của Biến đổi Khí hậu đến các Điều kiện Địa lý và Môi trường và Phát triển Kinh tế-Xã hội tại miền Trung Việt Nam”(được tài trợ năm 2008)
- Viện Hải Dương Học tại Nha Trang hợp tác với Khoa Sinh học/Trường Đại học Copenhagen và Khoa Sinh học/Trường Đại học Aarhus được tài trợ 5.499.997 Curon Đan Mạch cho dự án về “Biến đổi Khí hậu và Hệ sinh thái Cửa sông ở Việt Nam”.( được tài trợ năm 2008)
- Trung tâm quốc tế nghiên cứu Biến đổi toàn cầu, Đại học Quốc gia Việt Nam hợp tác với Viện Nghiên cứu Môi trường quốc gia của Trường Đại học Aarhus cho dự án về “Tác động của Biến đổi khí hậu đối với biến đổi sử dụng đất tại đồng bằng sông Hồng và thay đổi sinh kế cộng đồng” (được tài trợ năm 2009)
- Viện Di truyền Nông nghiệp hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, Philippine cho dự án “Tạo giống lúa chịu ngập và mặn thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu cho các vùng bờ biển đồng bằng Việt Nam.”( được tài trợ năm 2009)
- Trung tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Bắc hợp tác với Đại học Cophenhagen cho dự án về “Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các biện pháp an toàn sinh học thích ứng cho nuôi trồng thủy sản ở miền Bắc Việt Nam” (được tài trợ năm 2010)
- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại Hà Nội hợp tác với Đại học Cophenhagen cho dự án về “Nghiên cứu công nghệ thích ứng về xử lý và tái chế nước nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu” (được tài trợ năm 2010)
Dựa trên kết quả khả quan của giai đoạn một, giai đoạn hai của chương trình từ năm 2011 đến 2013 đã được phê duyệt với tổng hỗ trợ 15 triệu Curon Đan mạch mỗi năm. Khoản ngân sách này sẽ được dùng để hỗ trợ cho 2 đến 3 dự án mỗi năm trong năm 2011, 2012 và 2013 (bao gồm cả các dự án đã triển khai từ trước)
Trung tâm Học Bổng Danida (DFC) thay mặt cho Bộ Ngoại giao Đan Mạch chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Chương trình này.
Để biết them chị tiết xin mời truy cập đường dẫn này .
LIÊN HỆ
Cô Pernille Friis
Danida Fellowship Centre
Email: [email protected]