Đan Mạch và Việt Nam

Trên trang này bạn sẽ tìm thấy danh sách các sự kiện chính thức quan trọng nhất diễn ra trong 50 năm qua.

2018: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Đan Mạch từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 10 sau Hội nghị thượng đỉnh P4G. Việt Nam nằm trong số các nước đối tác ban đầu của P4G cùng với Đan Mạch, Mexico, Hàn Quốc, Chile, Ethiopia và Kenya. Bên cạnh việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh P4G, trong khuôn khổ chương trình chính thức của mình, Thủ tướng Phúc đã có buổi tiếp kiến Nữ hoàng và gặp gỡ song phương với Thủ tướng Đan Mạch. Cuộc gặp là cơ hội để thảo luận về mối quan hệ song phương khăng khít, trong đó có việc đánh dấu kỷ niệm 5 năm Hiệp định Đối tác Toàn diện Việt Nam - Đan Mạch, được ký kết vào năm 2013. Sau cuộc gặp, hai Thủ tướng chứng kiến việc ký kết một số thỏa thuận về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, bền vững và an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe và giáo dục.

2018: Đại sứ Kim Højlund Christensen thay thế Đại sứ Charlotte Laursen.

2018: Bộ trưởng Bộ Y tế Đan Mạch Ellen Trane Nørby thăm Việt Nam vào tháng 4 với mục đích tăng cường hợp tác song phương Đan Mạch - Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Trong chuyến thăm, bà Ellen Trane Nørby đã hội kiến với Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến và chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Bà Ellen Trane Nørby cũng đã đến thăm Trạm Y tế xã Bách Thuận, tỉnh Thái Bình và Trường Đại học Y Hà Nội, và gặp gỡ một số học viên cao học và hiệu trưởng. Bên cạnh đó, bà Ellen Trane Nørby cũng đã chứng kiến việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Copenhagen, Đại học Nam Đan Mạch và Đại học Y Dược Thái Bình.

2017: Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Đan Mạch Ulla Tørnæs thăm Việt Nam vào tháng 5 với mục đích tăng cường quan hệ đối tác song phương Việt Nam - Đan Mạch. Chuyến thăm này tập trung vào 4 lĩnh vực: giáo dục, an toàn thực phẩm, môi trường và y tế. Chuyến thăm cũng thúc đẩy sự chuyển đổi của Diễn đàn các Mục tiêu Toàn cầu Xanh 3GF mà Việt Nam là thành viên nòng cốt thứ 8. Tørnæs đã tham gia Hội nghị Bàn tròn Châu Á của 3GF cùng với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Bộ trưởng cũng đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường. Các cuộc họp này tập trung vào quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch và hợp tác ngành.

2016: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kristian Jensen thăm Việt Nam vào tháng 10 nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đan Mạch. Mục đích của chuyến thăm nhằm tăng cường hơn nữa thương mại song phương. Ông Kristian Jensen đã hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Hội Dân sự. Ông Kristian Jensen cũng đã đến thăm Trường Tiểu học Ngọc Lâm, Manzi Art Space và ba công ty Đan Mạch đang hoạt động tại Việt Nam.

2015: Bộ trưởng Môi trường và Thực phẩm Eva Kjer Hansen thăm Việt Nam vào tháng 11 cùng với một đoàn doanh nghiệp lớn. Bà Eva Kjer Hansen và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Ông Quang, đã ký Biên bản ghi nhớ đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 8 tham gia Tổ chức Môi trường Xanh Toàn cầu (3GF) do Đan Mạch đứng đầu. Ngoài ra, Bà đã gặp Phó Thủ tướng, Ông Hải, và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam, Ông Phát.

2015: Thái tử thăm Việt Nam với tư cách là Chủ tịch danh dự Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên (WWF) Đan Mạch từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11.

2015: Đại sứ Charlotte Laursen thay thế Đại sứ John Nielsen.

2015: Bộ trưởng Bộ Giáo dục Christine Antorini thăm Việt Nam vào tháng 3 cùng với một phái đoàn lớn các tổ chức và cơ sở giáo dục Đan Mạch. Mục đích chuyến thăm là để giúp xác định năng lực giáo dục của Đan Mạch và thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục.

2015: Bộ trưởng Bộ Thương mại và Phát triển Mogens thăm Việt Nam vào tháng 1, nhằm quảng bá, tăng cường xuất khẩu trong các ngành môi trường, năng lượng và thực phẩm. Ông Mogens Jensen đã gặp Thủ tướng Dũng và khánh thành Hội đồng Tăng trưởng Đan Mạch tại Việt Nam. Đây là diễn đàn chia sẻ kiến thức cho các bộ ngành Đan Mạch và các công ty Đan Mạch hoạt động tại Việt Nam nhằm củng cố sức mạnh tổng hợp giữa các hoạt động chính trị và thương mại của Đan Mạch tại Việt Nam.

2013: Thái tử thăm Việt Nam từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2.

2013: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức cấp nhà nước Đan Mạch vào tháng 9. Trong chuyến thăm này, Hiệp định Đối tác Toàn diện (CPA) song phương, nền tảng của mối quan hệ hợp tác trong tương lai giữa Đan Mạch và Việt Nam, đã được ký kết.

2013: Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Villy Søvndal, và sau đó là Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Pia Olsen Dyhr, thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm của mình, Bộ trưởng Ngoại giao đã thảo luận về quan hệ đối tác song phương được tăng cường trong một số lĩnh vực, trong đó có quan hệ đối tác Thương mại trong Tăng trưởng Xanh.

2012: Bộ trưởng Bộ Khí hậu, Năng lượng và Công trình Martin Lidegaard thăm Việt Nam vào tháng 11 để mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực tăng trưởng xanh cũng như thúc đẩy tổ chức lại sản xuất năng lượng của Việt Nam từ nhiên liệu hóa thạch.

2012: Đoàn Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch thăm chính thức Việt Nam vào tháng 3. Trong chuyến thăm này, các thành viên Đoàn Chủ tịch đã gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng như chào xã giao Thủ tướng Chính phủ.

2012: Thủ tướng Helle Thorning-Schmidt thăm Việt Nam vào tháng 11 với mục tiêu thúc đẩy các cơ hội thương mại của Đan Mạch trong nền kinh tế Việt Nam đang phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giữa Đan Mạch và Việt Nam.

2011: Thái tử cùng Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Pia Olsen Dyhr thăm Việt Nam từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đan Mạch và Việt Nam. Một phái đoàn kinh doanh với 40 công ty và tổ chức giáo dục Đan Mạch đã tham gia lễ kỷ niệm với Thái tử. Thái tử đã có các cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Trong chuyến thăm, Thái tử đã chứng kiến việc Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Đan Mạch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam ký quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Đan Mạch và Việt Nam về biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh. Đối tác cũng đã thiết lập khuôn khổ cho một thỏa thuận hợp tác toàn diện hơn sẽ được ký kết vào năm 2012/13. Cuối cùng, Thái tử đã tham gia một loạt các hoạt động quảng bá kinh doanh và văn hóa ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thái tử Frederik; Đại sứ tại Việt Nam John Nielsen và Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Pia Olsen Dyhr cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

2011: Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đan Mạch Troels Lund Poulsen thăm Việt Nam ngày 30 tháng 6 để thảo luận về các khả năng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.

2010: Đại sứ John Nielsen thay thế Peter Lysholt Hansen.

2009: Nữ hoàng, Hoàng thân, Thái tử và Công nương Đan Mạch cùng với Bộ trưởng Bộ Văn hóa Carina Christensen và Bộ trưởng Bộ Môi trường Troels Lund Poulsen thăm Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 11. Gia đình hoàng gia đã gặp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Ngoài ra, phái đoàn doanh nghiệp gồm 64 doanh nghiệp Đan Mạch và phái đoàn văn hóa cũng thăm gia chuyến thăm. 

 

 

2009: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam thăm Đan Mạch từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Môi trường , Nữ hoàng và Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch cũng như gặp mặt các đại diện thương mại của Đan Mạch.

2009: Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đan Mạch Bertel Haarder thăm Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 3 để tham dự hội nghị về giáo dục tại Hội nghị ASEM.

2009: Bộ trưởng Bộ Việc làm Đan Mạch Hjort Frederiksen thăm Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 3 và đi cùng Bộ trưởng là lãnh đạo Liên hiệp Công đoàn Đan Mạch (LO) và Liên hiệp Người sử dụng Lao động Đan Mạch (DA) để tham dự hội thảo ba bên và thảo luận về chính sách thị trường trong số các vấn đề khác. 

2009: Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Đan Mạch Ulla Tørnæs thăm Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 1.

2007: Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Đan Mạch Ulla Tørnæs thăm Việt Nam và đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh Ủy hội sông Mê Kông với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát. 
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đan Mạch Ulrik Federspeil thăm Việt Nam. Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam- Đan Mạch về thương mại, đầu tư và hợp tác công nghệ được thành lập cùng với tham vấn về chính trị. Hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Copenhagen.

2006: Với tư cách là Nhà bảo trợ của Tổ chức Care Đan Mạch, Hoàng tử Đan Mạch Joachim thăm Việt Nam và Campuchia. 


Hoàng tử Joachim thăm Đồng bằng sông Cửu Long

2005: Một phái đoàn doanh nghiệp lớn của Đan Mạch thăm Việt Nam. 
Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Đan Mạch Ulla Tørnæs thăm Việt Nam.

 
Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Đan Mạch Ulla Tørnæs hội kiến với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc.

2005: Một đoàn đại biểu doanh nghiệp Đan Mạch sang thăm Việt Nam.
Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Ulla Tørnæs thăm Việt Nam.

2004: Đại sứ Peter Lysholt Hansen thay thế Đại sứ Bjarne H. Sørensen. 
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch Per Stig Møller thăm Việt Nam kết hợp tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 được tổ chức tại Hà Nội. 
Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Khoan thăm Đan Mạch.

2002: Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Niên và Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thăm Đan Mạch kết hợp tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEM 4 được tổ chức tại Copenhagen.

2001: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Trần Xuân Giá thăm Đan Mạch. 
Đại sứ Bjarne H. Sørensen thay thế Đại sứ Ove Ullerup.

2000: Việt Nam mở Đại sứ quán tại Đan Mạch.

1999: Hoàng thân Henrik thăm Việt Nam lần đầu tiên kể từ khi ông được nuôi dưỡng tại đây. 
Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Đan Mạch Jan Trøjborg thăm Việt Nam.

1997: Đại sứ Ove Ullerup thay thế Đại sứ Niels Julius Lassen. 
 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch Niels Helveg Petersen thăm Việt Nam.

1996: Bộ trưởng Bộ Thuế Đan Mạch Carsten Koch thăm Việt Nam.

1995: Đan Mạch và Việt Nam ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. 
Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm Đan Mạch. 
Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Đan Mạch Poul Nielson thăm Việt Nam

1994: Đại sứ quán Hoàng gia Đan Mạch mở cửa trở lại tại Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đại sứ Niels Julius Lassen. Ngoài ra, Việt Nam được lựa chọn là quốc gia đối tác cho hợp tác phát triển của Đan Mạch. Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Đan Mạch Helle Degn thăm Việt Nam. 
Bộ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam Tạ Quang Ngọc thăm Đan Mạch.

1993: Ủy ban Tài chính Quốc hội Đan Mạch thăm Việt Nam.

1992: Phái đoàn doanh nghiệp đầu tiên của Đan Mạch thăm Việt Nam.

1991: Chương trình viện trợ của Đan Mạch được khởi động lại một cách chậm chạp, chủ yếu là cung cấp phụ tùng thay thế cho các dự án trước đây của Đan Mạch.

1983: Cùng với hầu hết các quốc gia phương tây khác, Đan Mạch quyết định rút đại diện khỏi Hà Nội để phản ứng lại việc Việt Nam xâm chiếm Campuchia năm 1978.

1971: Đại sứ quán Hoàng gia Đan Mạch đứng đầu là Đại biện lâm thời mở cửa tại Hà Nội.